12/07/2021
Ngoài trời nóng hầm hập mà được ngồi trong phòng điều hòa mát rượi, bật quạt vù vù hết công suất thì còn gì tuyệt vời hơn. Thế nhưng, đây chính là cạm bẫy dễ khiến cơ thể bạn suy yếu, tạo điều kiện cho virus tấn công gây nên bệnh viêm mũi xoang.
Thói quen dùng điều hòa gây viêm mũi xoang
Vào mùa hè, tôi thường bật điều hòa lúc ngủ và khi ngồi làm việc văn phòng. Do tôi bị viêm mũi xoang mạn tính, ban ngày hắt hơi sổ mũi đau đầu, tối về khô mũi. Có cách nào giúp mũi xoang của tôi dễ chịu hơn không?
Câu hỏi là thắc mắc của những người “quá yêu” điều hòa mỗi khi hè đến. Đi nắng về bước vào căn phòng mát lạnh hay làm việc trong phòng điều hòa sẽ làm cơ thể bạn dễ chịu ngay lập tức, nhưng lại là “cạm bẫy” gây bệnh về đường hô hấp (cảm lạnh, cảm cúm), nhất là viêm mũi xoang. Đa số mọi người có thói quen bật điều hòa phải hạ nhiệt độ 17-18 độ C để làm mát lạnh sâu. Tuy nhiên, thời tiết nóng bức ngột ngạt, việc hạ điều hòa < 20 độ C khiến nhiệt độ phòng giảm đột ngột, gây khô mũi xoang, hắt hơi chảy mũi đau đầu.
Nhiều trường hợp ngồi, nằm, ra vào liên tục phòng máy lạnh, khiến cơ thể không kịp thích nghi, bị sốc nhiệt, do chênh lệch nhiệt độ môi trường bên ngoài. Nếu không có biện pháp chăm sóc sức khỏe đúng cách, cơ thể nhanh chóng suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh về đường hô hấp.
– Khi dùng điều hòa, không khí trong phòng bị hút hết độ ẩm, khô, làm mạch máu co lại, thân nhiệt giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh về viêm mũi họng, viêm mũi xoang.
– Nằm hoặc ngồi trước luồng gió điều hòa và quạt thốc vào người sẽ làm bạn càng đau đầu, đau nhức hốc mũi.
– Hạ điều hòa nhiệt độ thấp và bật quạt ở tốc độ cao có thể làm khô mũi và họng, tăng dịch nhầy, gây tái phát viêm xoang, đau đầu và nghẹt mũi.
+ Nhiệt độ phòng điều hòa 26 độ C, kết hợp dùng máy tạo độ ẩm, quạt trần sẽ tốt cho sức khỏe.
Do đó, nắng nóng, việc sử dụng điều hòa liên tục khiến ai cũng có thể bị hắt hơi sổ mũi đau đầu, dễ tái phát viêm mũi xoang.
Ngoài ra, để giảm bớt nắng nóng, nhiều người thường bật quạt ở mức cao để tạo ra gió mạnh làm mát. Thế nhưng, ngồi hoặc nằm trước quạt công suất lớn thốc thẳng vào mặt, khiến cơ thể dần mất nước, cảm giác mệt mỏi, uể oải… Lúc này là cơ hội cho virus tấn công gây cảm lạnh, cảm cúm, chớm viêm mũi xoang. Và việc kết hợp quạt với điều hòa để tiết kiệm điện, làm không khí phòng thoáng đãng mà dùng không đúng cách cũng khiến tình trạng viêm mũi xoang của bạn càng nặng nề.
Ngăn ngừa viêm mũi xoang tái phát mùa nắng nóng
Lời khuyên hữu ích từ chuyên gia y tế sẽ giúp bạn có phương pháp phòng tránh viêm mũi xoang vào mùa hè.
Tạm biệt hắt hơi sổ mũi đau đầu do điều hòa
– Bật điều hòa trên 26 độ C vừa đủ để làm mát phòng, không hạ nhiệt độ quá sâu, chênh lệch so với ngoài trời.
– Ngồi tránh luồng gió điều hòa, kết hợp bật quạt trần thoang thoảng, quạt phun sương hoặc chậu nước để tăng độ ẩm.
– Hạn chế thay đổi nhiệt độ đột ngột, cần để cho cơ thể thích ứng dần với môi trường xung quanh trước khi bước ngay vào hay ra khỏi phỏng điều hòa.
– Vệ sinh định kỳ điều hoà để tránh vi khuẩn, bụi bặm trú ngụ, phát tán trong không khí.
Lối sống, sinh hoạt điều độ
Sinh hoạt hàng ngày không hợp lý cũng là một nguyên nhân phổ biến gây tái phát bệnh viêm xoang mũi Tất cả các yếu tố thái quá như uống nước lạnh, ăn thực phẩm cay, nóng… đều có thể gây sự mẫn cảm của cơ thể, phản ứng đầu tiên thường là viêm hô hấp: viêm xoang, viêm họng, viêm amidal…
Bạn cũng cần hạn chế ngâm cơ thể hàng tiếng đồng hồ ở biển, bể bơi, bồn tắm. Và không nên tắm ngay sau khi ăn no, vừa đi nắng về, chơi thể thao…
Ăn uống thực phẩm giải nhiệt
Chế độ ăn uống điều độ chính là cách tăng sức đề kháng, cân bằng lại nhiệt lượng cơ thể, chống lại các yếu tố bên ngoài gây viêm mũi xoang.
+Các thực phẩm mát như: các loại rau, củ quả ( quả có vị chua: cam, chanh, bưởi; các loại đậu: đậu xanh, đậu đen, đậu nành…
– Hạn chế ăn thức ăn nhiều vị ngọt (chứa nhiều đường) như: mít, xoài,
+Uống chè thảo dược thanh nhiệt: chè xanh, hòe hoa, nhân trần,
+Uống vitamin hàng ngày, nếu ăn ít rau quả tươi.
– Uống nước đủ, bù lại lượng nước bay hơi, mồ hôi do nóng.
Để phòng tránh và điều trị viêm mũi xoang, người bệnh nên sử dụng thuốc xoang thảo dược chứa các dược liệu có tính ấm như tân di, bạch chỉ, phòng phong, cao bản. . . để giúp làm ấm cơ thể, kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau, đào thải dịch nhày, tái tạo và làm lành niêm mạc mũi bị tổn thương, giúp bạn không còn cảm giác đau đầu, khô mũi.
– Hàng ngày, rửa mũi với nước muối sinh lý 0,9%, kết hợp thuốc xịt thảo dược có thành phần Tân Di Hoa, Hoa Ngũ Sắc… có tác dụng làm ấm niêm mạc mềm gỉ mũi, đào thải dịch nhày, thông thoáng đường mũi xoang.
Khó ngủ, mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ, thường x...
Đọc tiếpBỏng là một chấn thương thường gặp có thể xảy ra do tiếp xúc với nhiệt độ cao, h...
Đọc tiếpVitamin D vô cùng quan trọng trong việc tham gia vào quá trình cấu tạo xương, nó...
Đọc tiếp
© 2024 NHÀ THUỐC LƯƠNG MẾN
Giấy phép kinh doanh số: 17A80034237 - Giấy CBDĐKKD dược: 570/ĐKKĐ-TNG - Mã số thuế: 8011881611
Địa chỉ: Cơ sở 1: Số 429, Đường Quang Trung, Phường Thịnh Đán, TP. Thái Nguyên - Cơ sở 2: Tổ 10, Phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Thái nguyên - Số điện thoại 0981 435 696 – 0375 877 969 - 0962 477 969 - Người quản lý nội dung: Bà Nguyễn Thị Mến Dược sỹ chuyên khoa I dược lâm sàng