Làm gì khi trẻ bị sốt? 6 cách hạ sốt tại nhà trong mùa dịch Covid-19

12/07/2021

Sốt là phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân như vi khuẩn, virus khi chúng tấn công và xâm nhập. Tuy nhiên, tình trạng sốt, nếu không được phát hiện và chăm sóc kịp thời sẽ khiến trẻ bị mất nước, mệt mỏi, suy kiệt cơ thể và gây nên một số biến chứng nguy hiểm. Vậy cần làm gì khi trẻ bị sốt? Có các loại sốt nào thường gặp ở trẻ em? Và cách hạ sốt cho trẻ 1 tuổi có giống với cách hạ sốt cho trẻ 6 tuổi hay không? Ba mẹ cùng tìm hiểu nhé!

Làm gì khi trẻ bị sốt: Cách hạ sốt đúng cho trẻ

Sốt là gì?

Sốt là khi nhiệt độ cơ thể bạn cao hơn mức bình thường. Đó là cách cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng, nhưng khi sốt cao, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Ở trẻ em và người lớn, sốt được xác định là nhiệt độ cơ thể (đo ở hậu môn) trên 38 °C.

Sốt không phải là bệnh. Đó là một triệu chứng, hoặc dấu hiệu, rằng cơ thể bạn đang chiến đấu với bệnh tật hoặc nhiễm trùng. Sốt kích thích sự phòng vệ của cơ thể, gửi các tế bào bạch cầu và các tế bào "chiến đấu" khác để tiêu diệt nguyên nhân gây nhiễm trùng.

Nguyên nhân trẻ bị sốt

Khi trẻ bị sốt,  việc đầu tiên ba mẹ cần làm là nên xác định nguyên nhân tại sao trẻ bị sốt. Thông thường, nhiệt độ cơ thể của trẻ em trên 37,5 độ C (đo tại nách) được gọi là sốt (vì nhiệt độ đo tại nách thường thấp hơn ở hậu môn khoảng 0.5 độ C). Kiểm tra thân nhiệt là cách xác định nhanh tình trạng sốt ở trẻ. Các nguyên nhân phổ biến có thể gây sốt bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên (RTI)
  • Cảm cúm
  • Nhiễm trùng tai
  • Sốt phát ban - một loại virus gây ra sốt và phát ban
  • Viêm amidan
  • Nhiễm trùng thận hoặc đường tiết niệu (UTI)
  • Các bệnh thường gặp ở trẻ em, như thủy đậu và ho gà

Bên cạnh đó, cũng có trường hợp nhiệt độ của trẻ nhỏ tăng lên sau khi tiêm chủng, hoặc trẻ mặc quá nhiều quần áo, chơi ngoài trời nắng quá lâu.

Sốt có phải là triệu chứng nghiêm trọng?

Ở trẻ khỏe mạnh, không phải  cứ khi nào có triệu chứng sốt đều cần được dùng thuốc. Tuy nhiên, sốt cao có thể khiến trẻ khó chịu và làm có các vấn đề như mất nước. Các bác sĩ sẽ là người quyết định có nên áp dụng các biện pháp điều trị sốt hay không bằng cách xem xét cả nhiệt độ và tình trạng chung của trẻ.

Trẻ em có nhiệt độ thấp hơn 38 °C (đo ở nách) thường không cần dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên có một ngoại lệ: nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 3 tháng tuổi trở xuống có nhiệt độ cơ thể (đo ở hậu môn) từ 38 °C trở lên, hãy gọi cho bác sĩ của bạn hoặc đưa trẻ đến bệnh viện. Ngay cả một cơn sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi.

  • Trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi có nhiệt độ cơ thể (đo ở hậu môn) từ 38°C trở lên và kéo dài > 3 ngày.
  • Trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi có nhiệt độ cơ thể (đo ở hậu môn) từ 39°C trở lên.
  • Trẻ có nhiệt độ cơ thể (đo ở hậu môn) từ 40°C trở lên hoặc nhiệt độ đo ở nách từ 39,5°C trở lên, bất kể là độ tuổi nào.

Nếu con bạn từ 3 tháng đến 3 tuổi và bị sốt từ 39 °C hoặc cao hơn (đo ở hậu môn), hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn. Đối với trẻ lớn hơn, hãy xem xét hành vi và mức độ hoạt động của chúng. Bệnh có thể không nghiêm trọng nếu con bạn vẫn có những biểu hiện như:

  • Vẫn thích chơi đùa
  • Ăn uống tốt
  • Thoải mái và vui vẻ
  • Có màu da bình thường
  • Và đừng quá lo lắng về một đứa trẻ bị sốt mà không muốn ăn nhiều như bình thường. Nếu trẻ vẫn có thể ăn nhẹ, uống và đi tiểu tiện bình thường thì vẫn ổn.

Ở từng tình trạng, ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt ?

Vì tính chất tiện lợi nên chúng ta thường sẽ đo nhiệt độ ở nách, khi nhiệt độ ở nách ≥ 37,5 °C là có sốt (nhiệt độ đo tại nách thường thấp hơn thân nhiệt 0.5 độ C). Trước hết, để trả lời câu hỏi: “Làm gì khi trẻ bị sốt?” ba mẹ cần nắm được thông tin về các loại sốt sau:

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt?

1. Làm gì khi trẻ bị sốt cấp tính?

Khi thấy bé bị sốt trong vòng 7 ngày đầu, đặc biệt là khi sốt cao ≥ 38,5 độ, ba mẹ cần theo dõi biểu hiện của trẻ để ứng phó kịp thời và liên lạc với bác sĩ để được tư vấn thêm.

Nếu thể trạng của bé vẫn khỏe, bú ăn được, chơi vui vẻ, thì ba mẹ có thể tiếp tục theo dõi trẻ, cung cấp đầy đủ nước, nghỉ ngơi và dinh dưỡng phù hợp cho trẻ, có thể cho trẻ uống hạ sốt đúng liều theo cân nặng và theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao qua đến ngày thứ 3 hoặc có biểu hiện không khỏe, mệt mỏi, chán ăn, giảm bú, giảm chơi sau khi đã dùng các biện pháp hạ sốt thì ba mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nhi gần nhất để chữa trị kịp thời.

2. Làm gì khi trẻ bị sốt hầm hầm?

Tình trạng sốt hầm hầm thường xuất hiện do thời tiết nóng bức, hoặc có thể xảy ra khi trẻ mọc răng. Khi gặp tình trạng này, ba mẹ chưa cần quá lo lắng về việc phải làm gì khi trẻ bị sốt mà bình tĩnh quan sát biểu hiện của trẻ. Dùng cặp nhiệt độ kiểm tra chính xác thân nhiệt, chỉ dùng hạ sốt nếu trẻ sốt trên 38,5 độ (đo ở nách).

3. Làm gì khi trẻ bị sốt kéo dài?

Khi bé bị sốt đi sốt lại, sốt kéo dài trên 7 ngày là tình trạng rất nguy hiểm. Nếu trẻ gặp tình trạng này, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa phù hợp để được nhập viện, điều trị kịp thời.

Nên làm gì khi trẻ bị sốt?

Đối với những bậc cha mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi con chắc chắn sẽ cảm thấy rất lo lắng và hoang mang khi thấy con bị sốt. Thực ra cách hạ sốt cho trẻ 2 tuổi, cách hạ sốt cho trẻ 4 tuổi hay cách hạ sốt cho trẻ 5 tuổi... sẽ có một số điểm tương đồng.

Dưới đây là 6 cách hạ sốt cho trẻ nhanh chóng, đơn giản, an toàn của Jio Health ba mẹ thể tham khảo:

1. Cho bé uống nhiều nước và ăn thức ăn loãng

Trẻ bị sốt nên ăn gì? Khi bị sốt, cơ thể mệt mỏi nên trẻ thường biếng ăn. Ba mẹ nên cho trẻ ăn những loại thức ăn loãng như là cháo, súp, phở... nấu cùng các loại thịt, cá... để tăng thêm dưỡng chất. Món ăn cũng nên thêm các loại gia vị như gừng, tỏi, lá hành... để tăng hiệu quả chữa bệnh cho trẻ.

Ngoài ra, khi trẻ sốt sẽ bị mất nước. Vì vậy, ba mẹ nên cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt như: nước ép, nước dùng, súp, trà thảo mộc... Đặc biệt là các loại chế phẩm có chất điện giải như Pedialyte, hydrat hóa...

2. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ

Khi sốt bé thường cảm thấy ớn lạnh. Nhiều ba mẹ thường lầm tưởng đắp thêm mền và giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyên rằng, ba mẹ cần mặc đồ rộng rãi, thoáng mát cho trẻ để cơ thể tỏa nhiệt nhanh, làm hạ sốt.

Trẻ sốt song vẫn vẫn chơi đùa linh hoạt, ăn tốt, uống đủ nước và đặc biệt bé đi tiêu, tiểu bình thường, ba mẹ không cần cho bé dùng thuốc. Cách hạ sốt tại nhà cho trẻ trong trường hợp này là ba mẹ cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể tỏa bớt nhiệt giúp trẻ giảm sốt nhanh.

3. Chườm mát cho bé

Một kỹ thuật sơ cứu thường được sử dụng để hạ nhiệt độ cao là đặt túi lạnh dưới nách và ở vùng háng. Điều này được sử dụng trong trường hợp trẻ bị sốt vì các yếu tố bên ngoài; Chẳng hạn như: tập thể dục hoặc ở ngoài trời nắng trong thời gian dài.

4. Giữ nhiệt độ trong phòng trẻ vừa phải

Bạn nên giữ nhiệt độ trong phòng con ở mức vừa phải, tức là không quá nóng cũng không quá lạnh. Tốt nhất hãy mở các cửa sổ và đặt một chiếc quạt ở chế độ quay để không khí lưu thông và làm thoáng mát không gian trong phòng, giúp bé có cảm giác dễ chịu và không bí bách.

5. Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng liều lượng

Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi khi sốt quá cao có thể dẫn đến co giật, ba mẹ cần hạ sốt cho trẻ khi cần thiết. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ đo ở nách, cách hạ sốt nhanh cho trẻ là dùng thuốc hạ sốt. Một số loại thuốc có thể dùng là Paracetamol hoặc Acetaminophen. Tuy nhiên, ba mẹ nên lưu ý là liều lượng dùng cho độ tuổi và cân nặng trẻ là khác nhau.

Chỉ định liều dùng là từ 10 - 15mg/kg cân nặng cho mỗi lần uống. Thuốc có tác dụng hạ sốt sau 30 -60 phút uống. Mỗi ngày, trẻ không được dùng thuốc hạ sốt quá 5 lần và mỗi lần cách nhau ít nhất 4 tiếng. Ngoài ra, trẻ nhỏ thường khó uống thuốc nên ba mẹ có thể lựa chọn những dạng thuốc phù hợp như viên nhét hậu môn, dạng bột... Bên cạnh đó, miếng dán hạ sốt cũng là một giải pháp giúp con bớt khó chịu.

6. Cho trẻ nghỉ ngơi

Trẻ em có thể cảm thấy tốt hơn sau khi dùng thuốc hạ sốt. Kết quả là, bé có thể cảm thấy nhiều năng lượng và bắt đầu tham gia các trò chơi hao tốn nhiều năng lượng.

Tuy nhiên, để có thể chống lại vi khuẩn, virus, cơ thể chúng ta cần rất nhiều năng lượng. Vì vậy, điều quan trọng lúc này là phải đảm bảo trẻ nghỉ ngơi cho đến khi hết sốt hoặc bệnh. Nếu trẻ không thể ngủ, ba mẹ có thể thử đọc cho chúng nghe một vài câu chuyện hoặc chơi cho một trò chơi nhẹ nhàng nào đó như là xếp hình, búp bê... ngay tại giường.

Không nên làm gì khi trẻ bị sốt?

Ba mẹ cần tránh làm những việc sau đây để không phản tác dụng khi hạ sốt cho trẻ:

  • Không dùng thuốc cúm và thuốc cảm lạnh cho trẻ dưới 6 tuổi
  • Không dùng Aspirin cho trẻ < 18 tuổi vì có thể gặp tình trạng gọi là hội chứng Reye
  • Không tự ý mua thuốc và dùng thuốc cho trẻ nếu không có chỉ định của bác sĩ
  • Không ủ quá ấm trẻ bằng chăn hay quần áo dù trẻ có lạnh run
  • Không tắm nước lạnh hay lau mặt bằng cồn cho trẻ vì có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể hơn nữa

Nắm chắc những lưu ý trên là ba mẹ có thể giải đáp được các thắc mắc: làm gì khi bé bị sốt, trẻ sốt 39 độ phải làm gì... Qua đó, ba mẹ có thể áp dụng những biện pháp hạ sốt hiệu quả cho trẻ.

Khi nào nên gọi cho bác sĩ?

Tuỳ vào nhiệt độ cơ thể và độ tuổi cũng như tổng trạng của trẻ mà ba mẹ quyết định có nên gọi điện cho bác sĩ để được tư vấn. Và dưới đây là một số triệu chứng mà chúng tôi khuyên bạn nên gọi cho bác sĩ nếu con bạn có:

  • Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ cơ thể (đo ở hậu môn) từ 38 °C trở lên: Sốt có thể là phản ứng duy nhất của trẻ sơ sinh đối với một căn bệnh nghiêm trọng.
  • Trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi có nhiệt độ cơ thể (đo ở hậu môn) từ 38°C trở lên và kéo dài > 3 ngày.
  • Trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi có nhiệt độ cơ thể (đo ở hậu môn) từ 39°C trở lên.
  • Trẻ có nhiệt độ cơ thể (đo ở hậu môn) từ 40°C trở lên hoặc nhiệt độ đo ở nách từ 39,5°C trở lên, bất kể là độ tuổi nào.
  • Trẻ lớn hơn có nhiệt độ cao hơn 38.5 °C
  • Từ chối ăn và uống
  • Bị tiêu chảy kéo dài hoặc nôn mửa nhiều lần
  • Có bất kỳ dấu hiệu mất nước (đi tiểu ít hơn bình thường, không chảy nước mắt khi khóc, ít tỉnh táo và ít hoạt động hơn bình thường)
  • Thông báo với ba mẹ về các triệu chứng như đau họng hoặc đau tai
  • Bị sốt kéo dài, ngay cả khi chúng chỉ kéo dài vài giờ mỗi đêm
  • Có các bệnh nền mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim, ung thư, lupus...
  • Bị phát ban
  • Bị đau khi đi tiểu
Tư vấn sức khoẻ trực tuyến khi trẻ bị sốt (Nguồn: internet)

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Hãy đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu nếu con của bạn có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:

  • Khóc không dừng
  • Khó chịu hoặc quấy khóc
  • Uể oải và nằm li bì không muốn thức dậy
  • Phát ban hoặc đốm tím trông giống như vết bầm trên da (không có ở đó trước khi con bạn bị bệnh)
  • Môi, lưỡi hoặc móng tay tím tái
  • Phần thóp của trẻ sơ sinh dường như bị phình lên, xẹp xuống bất thường
  • Đau đầu dữ dội
  • Đi không vững
  • Khó thở mà không đỡ hơn mặc dù đã thông mũi
  • Đầu cúi về phía trước và chảy nước dãi
  • Co giật
  • Đau bụng

  Bài nổi bật

QUÀ TẶNG MẸ NHÂN NGÀY 20/10

QUÀ TẶNG MẸ NHÂN NGÀY 20/10

18/10/2021

Khi còn trẻ, bố mẹ là người dành tất cả tuổi xuân để nuôi dạy con cái nên người,...

Đọc tiếp
XƯỚC MÓNG RÔ- Bí ẩn đăng sau dấu hiệu cảnh báo của cơ thể

XƯỚC MÓNG RÔ- Bí ẩn đăng sau dấu hiệu cảnh báo của cơ thể

29/09/2024

Móng tay khỏe mạnh không chỉ là vẻ đẹp bề ngoài mà còn là dấu hiệu phản ánh sức...

Đọc tiếp

Nhà thuốc Lương Mến

Hotline: 0981435696